12 Cách Chế Biến Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Từ Đậu Hà Lan

Ăn dặm với đậu Hà Lan

Đậu Hà lan là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của mỗi chúng ta, đậu Hà lan rất thơm ngon và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon cho gia đình. Và đối với trẻ nhỏ đậu hà lan là một thực phẩm rất cần thiết và mẹ nên chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng cho bé thật khỏe mạnh và phát triển hoàn thiện nhất trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm nhé!

Đậu hà lan là một trong những loại thực phẩm giàu năng lượng, vitamin C, chất xơ, chất sắt giúp phòng ngừa các vấn đề về hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ nên bổ sung đậu hà lan 1-2 bữa/ tuần cho bé. Mẹ có thể nấu cháo đậu Hà lan hay súp đậu Hà lan kết hợp với một số thực phẩm khác tạo nên những thực đơn rất thơm ngon, rất hấp dẫn và rất an toàn cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá ở trẻ nhỏ.

Và cửa hàng organic food luôn sẵn sàng mang đem đến gia đình bạn những thực phẩm thật hoàn thiện về chất lượng cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình bạn nhé! Hãy luôn yên tâm và đồng hành cùng thực phẩm hữu cơ của chúng tôi mỗi ngày bạn nhé!

Một số loại cháo đậu Hà lan cho bạn tham khảo

1. Cháo sườn đậu Hà Lan:

Cháo sườn đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

– Gạo (30g) ngâm 30 phút giã nát,

– Sườn (100g) rửa sạch chặt khúc,

– Hạt đậu Hà Lan tươi (10),

– Dầu ăn, bột nêm, hành củ.

Cách làm:

Lần lượt thái hành nhỏ phi vàng với dầu ăn, sườn hầm lấy nước, gỡ thịt, xé nhỏ, cho gạo vào nấu chín với nước hầm rồi cho đậu và thịt vào hầm kỹ.

Tắt bếp và múc ra bát cho bé thưởng thức mẹ nhé!

2. Cháo cua đậu Hà lan:

Nguyên liệu:

– 2 muỗng gạo lứt giã nát

– 2 muỗng đậu Hà Lan

– 1 muỗng cua thịt

– 5 giọt dầu mè

– 2 chén nước nước, nước mắm, đường, hành, ngò

Cách làm:

Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm nước ấm độ 1 giờ, vớt ra để ráo. Đậu Hà Lan luộc chín, lột bỏ vỏ đánh nhuyễn, cua băm nhuyễn hấp chín.

Bước 2: Đổ 2 chén nước với gạo vào nồi bắc lên bếp, nấu nhừ, nêm vừa ăn. Cho dầu mè vào khuấy đều, rắc hành ngò lên.

3. Cháo óc heo đậu hà lan:

Nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

– Óc heo: 30g (1/4 óc heo – 2 muỗng canh)

– Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy)

– Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

– Nước mắm: Một ít

Cháo óc heo đậu hà lan

Cách làm:

– Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút.

– Nấu sôi gạo với nước và đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.

– Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín.

– Để sôi lại từ 2 – 3 phút. Nêm ít nước mắm nhưng nên nêm nhạt hơn khẩu vị của bạn.

– Thêm hành ngò nếu thích. Cho cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

4. Cháo thịt bò đậu hà lan:

Nguyên liệu:

– Gạo tẻ trắng vo sạch 50g

– Thịt thăn bò 100g

Đậu hà lan 50g

– Gia vị thông thường

Cách chế biến:

– Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng

– Đậu hà lan rửa sạch

– Sau đó, các bạn cho gạo và nước vào nồi nấu cháo bbcooker theo công thức 1: 12 tức là 1 phần gạo và 12 phần nước. Các bạn nhớ là trong giai đoạn này bé sẽ ăn cháo loãng hơn so với giai đoạn sau nên công thức nấu cháo sẽ là 1:12 nhé

– Tiếp theo, cho thịt bò, đậu hà lan đã sơ chế vào nồi, gia vị, cho ít gia vị thôi, vì bé còn nhỏ nên chưa cần sử dụng nhiều gia vị đâu nhé, nghĩa là bé sẽ ăn hơi nhạt hơn so với bản thân mình.

– Các bạn cắm điện, sau 2,5h cháo sẽ nhừ.

6. Cháo thịt nạc đậu hà lan:

Nguyên liệu:

– Gạo trắng: 30g,

– Thịt heo nạc: 100g,

Đậu Hà Lan tươi: 10g (tương đương 1 muỗng canh đầy),

– Dầu: 5g (1 muỗng cà phê)

Cách chế biến:

Gạo trắng ngâm nước 30 phút trước khi chế biến sau đó xay nhuyễn. thịt heo băm miếng nhỏ, đậu Hà Lan ngâm nước rửa sạch

Đậu Hà Lan cho vào nồi nước xâm xấm mặt đun cho đến khi chín mềm, lấy ra nghiền nhỏ vừa ăn. Cho bột gạo, thịt heo vào đun cùng nước luộc đâu. Cháo chín, cho đậu đã nghiền vào quấy đếu. Nhanh tay bắc xuống rồi cho thêm một thìa dầu ăn hoặc dầu oliu. Múc ra bát và để bé ăn nóng.

Cháo thịt nạc đậu hà lan

7. Súp đậu hà lan lòng trắng trứng ( bé 12 tháng tuổi trở lên)

Nguyên liệu:

– Đậu Hà Lan: 100g

– Lòng trắng trứng gà: 1 cái

– Gia vị: nước mắm ngon, 1 thìa café dầu oliu (hoặc dầu gấc), nước dùng, bột năng (hoặc bột bắp)

Cách làm:

– Rửa sạch đậu Hà Lan, đánh trứng cho nổi bọt.

– Cho nước dùng vào nồi, bắc lên bếp.

– Nước sôi cho đậu Hà Lan vào, nấu đến khi hạt đậu mềm.

– Cho bột năng hòa ít nước vào (cho sánh nước).

– Cho lòng trắng trứng vào khuấy đều từ 2 đến 3 phút là được. Tắt bếp cho dầu ăn vào

– Múc ra bát cho bé dùng khi còn ấm.

8. Súp đậu hà lan, đậu hũ, bí ngô và tôm tươi ( bé 10 tháng trở lên)

Súp đậu hà lan, đậu hũ, bí ngô và tôm tươi

Nguyên liệu:

– Đậu Hà Lan,

– Bí ngô (bí đỏ),

– Tôm tươi (có thể thay thế tôm bằng cá, cua,…),

Đậu hũ non,

– Bơ,

– Rượu trắng để khử mùi tanh của tôm.

Cách chế biến:

– Tôm rửa sạch, bóc vỏ, ướp tôm với một chút rượu trắng. Bí ngô gọt vỏ, xắt hạt lựu thật nhỏ, đậu Hà Lan tách vỏ lấy hạt (hoặc mua loại đã tách hạt sẵn), đậu hũ non cắt miếng vuông thật nhỏ (hoặc đánh tan tùy theo độ tuổi của bé).

– Đun chảy bơ (nếu bé không thích mùi bơ có thể thay bằng dầu ăn, nhưng như vậy súp sẽ không có mùi thơm ngon bằng), cho bí ngô vào xào, để lửa trung bình cho bí ngô ngấm bơ và mềm, thêm 1 bát nước, đun sôi khoảng 3 – 5 phút cho bí nhừ, cho đậu hũ, đậu Hà Lan và tôm vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đun khoảng 5 phút cho tôm chín, đậu Hà Lan mềm là được.

– Các bé dưới 1 tuổi có thể cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn và cho bé ăn

9. Súp đậu hà lam ngô non:

Nguyên liệu:

– Ngô nếp non,

– Đậu Hà Lan,

– Cà rốt cắt miếng nhỏ

– Nước dùng.

Cách chế biến:

Đun sôi nước dùng, cho bắp nếp, cà rốt, đậu Hà Lan vào hầm nhỏ lửa chừng 20 phút, nêm vừa ăn, để sôi thêm 5 phút là được, múc ra bát cho vào 1 thìa dầu ăn.

10. Súp đậu hà lan rau chân vịt:

Nguyên liệu:

– Dầu ô liu,

Hành tây,

– Tỏi băm,

– Đậu Hà Lan,

– Nước dùng

– Rau chân vịt (còn gọi là cải bó xôi hoặc rau bina)

Cách chế biến:

Đun nóng dầu, phi tỏi, cho đậu, rau chân vịt, nước dùng vào đun sôi, giảm nhỏ lửa, đun đến khi đậu mềm, nêm vừa ăn và xay nhuyễn, múc ra bát cho vào 1 thìa dầu oliu.

Súp đậu hà lan rau chân vịt

11. Súp đậu Hà lan, khoai tây lòng đỏ trứng:

Nguyên liệu:

– Đậu Hà Lan,

– Lòng đỏ trứng gà,

– Dầu ô liu,

– Tỏi băm nhỏ,

Khoai tây xắt hạt lựu thật nhỏ,

Sốt cà chua,

– Nước dùng.

Cách chế biến:

– Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, cho khoai tây vào xào mềm, cho sốt cà chua và nước vào rồi nấu đến khi khoai nhừ, thêm tiêu, đậu nấu chừng 30 phút.

– Đập trứng, lọc lấy phần lòng đỏ trứng ra bát, khuấy đều, cho vào và khuấy đều lần nữa, nấu thêm 3 -5 phút cho trứng chín, nêm vừa ăn và xay nhuyễn, múc ra bát cho vào 1 thìa dầu oliu.

12. Cháo thịt bò đậu hà lan và lòng đỏ trứng:

Nguyên liệu:

– Thịt bò

Đậu hà lan

– Bột gạo

– Trứng

– Dầu oliu hoặc dầu mè

Cách chế biến:

– Thịt bò băm qua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

– Đậu hà lan không cần nấu chín cũng cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn (Tùy vào tháng tuổi của bé mà độ nhuyễn khác nhau. Khi bé ăn quen dần mẹ nên giảm độ nhuyễn từ từ để giúp bé thích ứng dần sau này sẽ tập bé ăn cơm dễ hơn).

– Khi bột gạo nấu chín nhừ, cho hỗn hợp thịt bò và đậu vào cháo, lòng đỏ trứng gà đánh thật tan bên ngoài rồi mới cho vào cháo sau khi đã cho thịt bò và đậu vào.

– Nấu cho sôi trở lại 3-5phút, nêm vừa ăn.

– Bắc bột cháo xuống, thêm 1 ít dầu mè hoặc dầu oliu.

Cháo thịt bò đậu hà lan và lòng đỏ trứng

Các mẹ có thể linh hoạt trong việc sử dụng đậu hà lan cho bé ăn dặm, mẹ có thể kết hợp với những nguyên liệu khác để tạo nên những món ăn đầy dinh dưỡng và hấp dẫn đối với bé, hãy chăm sóc thật tốt cho bé yêu và chúc bé nhà bạn sẽ thật khỏe mạnh và lớn nhanh từng ngày bạn nhé!

Tags: cháo đậu hà lan, chứa biến đậu Hà lan cho bé ăn dặm, món ăn dặm từ đậu hà lan, thực đơn ăn dặm với đậu hà lan.

984 Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

© 2022 Bản quyền thuộc về công ty Cổ Phần Vạn Sơn Thịnh Phát. GPDKKD: 0313701476 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 17/03/2016. GPVSATTP: 92/2019 – BQL ATTP HCM cấp ngày 04/04/2022. Địa chỉ: 93 Trần Não, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh. Chịu trách nhiệm: Ngô Bích Quyên. Số chứng nhận organic USDA/EU  được cấp bởi tổ chức chứng nhận hữu cơ Quốc tế Control Union: Control Union registration code CU 900475- PRC 156299