Đặc Sản Món Ăn Ngày Tết Của Người Miền Trung Là Gì?
Món ăn miền trung ngày tết
Vào mùa xuân, mỗi vùng miền của nước ta sẽ có những món ăn nổi bật riêng và luôn có mặt trong mâm cơm ngày tết của mọi gia đình. Nếu miền Nam có món thịt kho tàu, miền Bắc nổi tiếng với món giò thủ, vậy món ăn ngày tết của miền trung sẽ là gì? Hãy cùng organic food khám phá những món ăn ngon truyền thống dịp tết của người miền Trung nhé!
Người miền Trung thân thương và gần gũi, món ăn truyền thống ngày tết của họ cũng thiên về vị mặn ngọt cân bằng như chính vị trí của miền trung trên bản đồ vậy đó…cùng tham khảo một số món ăn miền trung nổi tiếng trong dịp đầu năm mới thôi nào:
1. Bánh Tét
Khá giống với bánh chưng, bánh Tét miền Trung cũng được chế biến từ các nguyên liệu quen thuộc như thịt heo, đậu xanh, gạo nếp, tất cả được cuộn tròn trong lá chuối thành hình trụ.
Bánh Tét có vị thơm dịu từ đậu, hơi mặn của thịt và vị cay của tiêu cực kỳ kích thích vị giác. Bánh Tét là một trong những món ngon ngày Tết của người miền Trung, thể hiện ý nghĩa là sự kết tinh của tinh hoa đất trời.
2. Bánh thuẫn
Bánh thuẫn là loại bánh đã có từ lâu, bánh có vị ngọt thơm và dễ làm nên được rất nhiều người yêu thích trong mỗi ngày tết. Hương vị bánh khá giống với bánh bông lan bởi vị ngọt, mềm.
Về cách chế biến, bạn đánh bông 3 quả trứng gà, thêm đường, bột và vani vào trứng rồi tiếp tục đánh đều lên. Cho khuôn nướng lên bếp, quét một lớp dầu, đến khi nóng thì đổ kín bột lên khuôn nướng và đậy nắp lại. Sau 4 đến 5 phút bánh sẽ bắt đầu chín, dùng tăm chọc vào kiểm tra, nếu thấy bánh không dính tăm là được. Bánh thuẫn có thể nướng bằng lò nướng than hoặc lò nướng điện đều được.
3. Tôm chua:
Trong mỗi lọ tôm chua, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều nguyên liệu khác nhau như củ riềng, tỏi, ớt, khế, quả vả cùng một số rau thơm… Sự hấp dẫn của món Tôm chua đến từ vị đậm đà, ngọt bùi và một chút cay chua. Tất cả các hương vị này cùng nhau hoà quyện cho ra một món ăn độc nhất và vô cùng bắt miệng.
4. Thịt lợn ngâm mắm
Thịt lợn ngâm mắm không chỉ là một món ngon ngày Tết ở miền Trung mà còn là đặc sản nổi tiếng của khu vực này. Thịt lợn ngâm mắm thường sử dụng thịt ba chỉ hoặc chân giò, cho vào luộc đến khi chín rồi ngâm trong hỗn hợp gồm nước mắm, giấm và đường tối thiểu 3 ngày.
Không chỉ ở miền Nam, món thịt lợn ngâm mắm còn được người miền Nam khá ưa chuộng nhưng chỉ duy có người miền Trung mới dùng món này để ăn vào những ngày đầu năm.
Như một quy tắc bắt buộc, mâm cỗ của mọi miền trong ngày tết thường phải có món giò thịt. Giò Bò miền Trung có điểm khác so với 2 miền còn lại là có nhiều tiêu sọ nên rất thơm.
5. Giò bò:
Giò bò miền Trung sử dụng hoàn toàn thịt bò để làm, không thêm bất kì nguyên liệu nào khác để trợ vị nên rất đậm vị bò. Một điểm đặc biệt là thịt bò dùng làm giò thường phải có ít mỡ để thành phẩm mềm và bám hơn. Ngày nay, giò bò là một món ăn quen thuộc trên mâm cỗ Tết của người dân miền Trung và cả các bữa ăn.
6. Nem chua:
Hiện nay, nếu nói nem chua là một món ăn ngày Tết của người miền Trung thì không hẳn bởi người ta có thể dễ dàng tìm mua nem chua quanh năm tại các chợ và siêu thị. Nguyên liệu để làm nem chua là từ thịt heo, muối, tiêu, ớt, sau đó cuộn tròn lại trong lá ổi, bỏ chút thính gạo, sau vài ngày thì lấy ra dùng.
Nem chua có thể ăn như một món ăn vặt cho vui miệng vì kích thước của nó khá nhỏ, phù hợp để dùng mời khách mỗi khi đến chơi nhà. Là nem chua nên vị của nó khá chua, ngoài ra khi nhai kỹ còn có chút vị ngọt và cay từ các loại gia vị.
7. Bánh lăn
Bánh lăn mang hương vị cổ truyền, dù không còn được ưa chuộng như trước song vẫn còn những gia đình cố gắng giữ truyền thống làm bánh lăn vào dịp tết. Bánh lăn có đặc điểm là vị ngọt, phảng phất mùi thơm của gừng, lạc rang và dừa nạo, khi ăn dễ bị dính răng do bánh khá dẻo.
Cách làm bánh lăn tương đối dễ dàng, trước tiên người ta sẽ đun nước đường sền sệt, cho thêm các nguyên liệu lạc rang, gừng và dừa nạo vào. Khi thấy nước đường sôi lại lần nữa thì tiếp tục đổ bột nếp vào, khuấy đều và tắt bếp. Chờ tới khi hỗn hợp nguội thì lấy ra mỗi lần một ít bột, dùng tay lăn thành những hình dạng tùy ý.
8. Bánh tổ:
Bánh Tổ là món bánh của Quảng Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ban đầu, đây là món bánh dùng để thờ cúng tổ tiên nên được có tên gọi là bánh Tổ. Cho đến nay, người dân miền Trung vẫn giữ truyền thống thờ cúng loại bánh này vào ngày Tết.
Nguyên liệu để làm ra bánh Tổ chỉ đơn giản là nếp và đường, rắc thêm lớp mè lên bề mặt tạo sự hấp dẫn cho chiếc bánh. Điều đặc biệt là bánh Tổ phải đem phơi ngoài nắng khoảng 3 – 4 ngày thay vì ăn ngay.
9. Dưa món
Trong các mâm cỗ ngày Tết ở mỗi miền, hầu như chúng ta đều bắt gặp các loại dưa như Dưa món, dưa chua, dưa giá…. Dưa món được dùng như một món khai vị, cũng có thể giúp “rửa miệng” để tiếp tục thưởng thức những món khác mà không cảm thấy quá béo hay ngán.
Bên cạnh đó, vị chua của dưa món cũng giúp giảm thiểu áp lực hệ tiêu hoá vào những ngày Tết. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của dưa món miền Trung là các miếng dưa có kích thước to hơn so với dưa món và không đều nhau. Bên cạnh đó, dưa món miền Trung còn mang sức hút từ vị giòn của những loại rau củ tươi ngon.
Ngoài ra mâm cỗ ngày tết miền trung còn rất nhiều món ăn khác nhau cho bạn lựa chọn. Hãy thêm những món ăn đặc biệt này vào mâm cơm ngày tết của gia đình mình, những món ăn thật giàu hương vị và thật thơm ngon đặc biệt nhất định sẽ khiến mọi thành viên trong gia đình bạn siêu lòng đấy nhé!
Organic food sẽ luôn bên bạn và sẽ luôn đồng hành cùng sức khỏe của gia đình bạn mỗi ngày, nhất định chúng tôi sẽ khiến bạn hài lòng và có thật nhiều món ăn ngon cho những người thân yêu!
Tags: món ăn ngày tết miền trung, mon an ngay tet mien trung, mâm cỗ miền trung ngày tết, mam co mien trung ngay tet, món ngon miền trung, mon ngon mien trung.
Chưa có bình luận nào.
Thêm bình luận